SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT
TRẦN HƯNG ĐẠO – HÀ ĐÔNG
Số: 247/CL - THĐ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Hà Đông, ngày 6 tháng 12 năm 2019
|
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO- HÀ ĐÔNG
GIAI ĐOẠN 2020-2025, TẦM NHÌN 2030
Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của từng nhà trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.
Trường THPT Trần Hưng Đạo được thành lập (tháng 8 năm 1985) theo quyết định 553 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, đến nay (tháng 12 năm 2019) trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông đã có 34 năm xây dựng và trưởng thành. Có thể nói đó là 34 năm phấn đấu không ngừng nghỉ của tất cả các thế hệ cán bộ giáo viên, nhân viên cũng như các thế hệ học sinh, đặc biệt là các thế hệ lãnh đạo để hôm nay trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông có thể tự hào sánh vai với các trường bạn.
Trải qua 34 năm xây dựng và phát triển, với những thành tích tốt đẹp đã đạt được cùng những đóng góp to lớn trong sự nghiệp trồng người, trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông đã nhiều năm được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động Xuất Sắc”, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như là sự tiếp nối của chiến lược phát triển giai đoạn 2010 – 2015 và 2015-2020 trước đây.
Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng, ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược của trường THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo của Thủ đô giai đoạn 2020-2025 và Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo của thành phố Hà Nội đến năm 2025.
PHẦN I: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
I. Bối cảnh trong nước và Quốc tế
1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực (bên ngoài)
Trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế phát triển, các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Úc,… đã có một nền giáo dục tiên tiến và phát triển, môi trường học tập tốt và nhiều cơ hội phát triển đã thu hút các học sinh, sinh viên giỏi trên khắp thế giới. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với chúng ta.
Ở Đông Nam Á - khu vực chủ yếu có các nước có nền kinh tế đang phát triển, do đó cũng đang dốc sức đầu tư cho giáo dục rất nhiều. Trong đó phải kể đến một số nước có nền giáo dục tương đối phát triển, thu hút nhiều du học sinh nước ngoài như: Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaysia,… tuy nhiên, chế độ chính trị ở các nước này không mấy ổn định.
Trước tình hình thế giới và khu vực như trên, giáo dục Việt Nam nói chung cũng như trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông nói riêng đều nhận thấy rất nhiều cơ hội để phát triển và cũng không ít thách thức. Do đó, việc thực hiện đổi mới cũng như cách thức quản lý trong giáo dục luôn là vấn đề cấp thiết phải được đặt lên hàng đầu.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông cần phải xây dựng một bản kế hoạch chiến lược đúng đắn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đáp ứng được xu thế phát triển chung của đất nước, khu vực và thế giới.
1.2 Bối cảnh trong nước
Trong điều kiện kinh tế đang phát triển, nước ta cũng đã chú trọng và tăng cường đầu tư cho giáo dục với mong muốn giáo dục nước ta thực sự đủ sức gia nhập cùng nền giáo dục thế giới.
Vài năm trở lại đây, nước ta đã xây thêm rất nhiều ngôi trường, đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, mở cửa với giáo dục nước ngoài (nhiều trường Quốc tế được thành lập trên khắp cả nước, ở tất cả các cấp học). Hệ thống Giáo dục quốc dân cũng không còn độc quyền như trước nữa, thêm vào đó là nhiều loại hình giáo dục mới: dân lập, liên kết với nước ngoài…
Các vấn đề này cho thấy trường đang gặp phải rất nhiều thách thức nếu không kịp đổi mới môi trường giáo dục để có thể thu hút những học sinh giỏi vào học tại trường.
II. Đặc điểm tình hình nhà trường
2.1. Đặc điểm tình hình
2.1.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 90 cán bộ giáo viên (BGH: 04, Văn phòng: 10 (gồm 04 bảo vệ, 01 y tế, 01 thư viện, 02 nhân viên thiết bị, 01 văn thư kiêm thủ quỹ, 01 kế toán ), Giáo viên: 76).
- Về chất lượng đội ngũ: 100% cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn có 1 tiến sĩ, 32 Thạc sỹ đạt tỷ lệ 36,67% (ban giám hiệu đạt trình độ trên chuẩn 100%) và 02 đồng chí đang theo học Thạc sĩ.
2.1.2 Học sinh, chất lượng đào tạo
- Tổng số lớp hiện nay: 39.
- Tổng số học sinh: 1548
Chất lượng học sinh trong 04 năm trở lại đây:
Kết quả xếp loại văn hóa
Năm học
|
Tổng số HS
|
Học lực
|
Giỏi
|
Khá
|
TB
|
Yếu
|
SL
|
TL %
|
SL
|
TL %
|
SL
|
TL %
|
SL
|
TL %
|
2015 - 2016
|
1122
|
225
|
20.05
|
798
|
71.12
|
98
|
8.73
|
1
|
0.09
|
2016 - 2017
|
1195
|
362
|
30.29
|
771
|
94.52
|
60
|
5.02
|
2
|
0.17
|
2017 - 2018
|
1173
|
503
|
42.88
|
661
|
56.4
|
9
|
0.77
|
|
|
2018-2019
|
1367
|
807
|
59.03
|
538
|
39.36
|
22
|
1.61
|
|
|
Kết quả xếp loại đạo đức
Năm học
|
Tổng số HS
|
Học lực
|
Giỏi
|
Khá
|
TB
|
Yếu
|
SL
|
TL %
|
SL
|
TL %
|
SL
|
TL %
|
SL
|
TL %
|
2015 - 2016
|
1122
|
972
|
86.63
|
135
|
12.03
|
13
|
1.16
|
2
|
0.18
|
2016 - 2017
|
1195
|
1057
|
88.45
|
115
|
9.63
|
21
|
1.76
|
2
|
0.15
|
2017 - 2018
|
1173
|
1056
|
90.03
|
115
|
9.80
|
|
|
1
|
0.09
|
2018-2019
|
1367
|
1259
|
92.1
|
102
|
7.46
|
6
|
0.44
|
|
|
- Thi học sinh giỏi TP các môn văn hóa lớp 12: hàng năm đều có đạt giải ở các môn học Địa lý, Ngữ Văn, lịch sử…
- Văn nghệ, thể thao: đều có giải cấp cụm và thành phố,
- Tìm hiểu kiến thức pháp luật trực tuyến đạt: 01 giải nhất; 01 giải nhì; 01 giải ba.
-Tham dự Cuộc thi Tìm hiểu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”do UBATGT Quốc gia kết hợp với Honđa Việt Nam và Thành phố Hà Nội tổ chức đạt: 04 giải khuyến khích.
- Thi KHKT: Năm học 2016-2017 Đạt 01 giải ba cấp TP, năm học 2017-2018 nhà trường dự thi 03 đề tài có 01 đề tài đạt giải khuyến khích cấp thành phố. Năm học 2019 -2020 nhà trường có 1 đề tài dự thi cấp cụm Hà Đông – Hoài Đức
- Tỷ lệ đỗ thi tốt nghiệp : 97.97 %.
- Tỷ lệ đỗ Đại học, Cao đẳng trên 85%
2.1.3. Cơ sở vật chất
+ Tổng diện tích mặt bằng: 11.280 m2
+ Phòng học: 28 phòng, có đủ bàn ghế, ánh sáng đạt tiêu chuẩn.
+ Phòng học chuyên môn: 3 phòng (50m2/1 phòng)
+ Phòng Tin: 2 phòng( bình quân 50m2/1 phòng), đã kết nối Internet
+ Thư viện: 2 phòng (50m2/1 phòng), gồm phòng đọc và phòng sách.
+ Nhà rèn luyện thể chất: 1 phòng
+ Khu Văn phòng: có đủ các phòng làm việc của Hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, phòng y tế, nơi làm việc của nhân viên tổ Văn phòng; có phòng chờ, phòng họp, phòng truyền thống.
+ Phòng làm việc của tổ chuyên môn: 04 phòng (16m2/1 phòng)
+ Nhà xe giáo viên: 200m2, nhà xe học sinh trên 400m2.
+ Có sân chơi, bãi tập, các công trình vệ sinh riêng biệt cho giáo viên, học sinh; điện lưới, máy phát điện (khi mất điện lưới), nước máy, hệ thống nước uống tinh khiết, …
Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu tối thiểu để dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Điểm mạnh
2.2.1. Công tác quản lý và điều hành của Ban giám hiệu.
- Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết, có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Trong công tác chỉ đạo, điều hành luôn chủ động có kế hoạch cụ thể, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Khi thực hiện, luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch kịp thời sát với thực tế. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và cha mẹ học sinh nhà trường.
2.3.2 Đội ngũ giáo viên, nhân viên.
- Là một tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Trong công tác chấp hành tốt kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn; năng động, sáng tạo có tinh thần chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương châm " Phát triển năng lực của người học".
2.3.3 Chất lượng đào tạo.
- Tỉ lệ học sinh giỏi tăng, học sinh có hạnh kiểm tốt đạt cao và ổn định
- Công tác bồi dưỡng mũi nhọn được quan tâm đúng mức, có kết quả cao, ổn định.
2.3.4. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong việc dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
2.3.5. Thành tích nổi bật.
- Nhà trường đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục Hà Nội, được học sinh và cha mẹ học sinh tin cậy.
- Trong những năm học gần đây nhà trường luôn đạt danh hiệu đơn vị Lao động tiên tiến và Lao động xuất sắc. Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Công đoàn Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Đoàn thanh niên được TW Đoàn và Thành Đoàn tặng giấy khen và luôn là lá cờ đầu của quận Hà Đông.
2.4. Điểm hạn chế.
2.4.1. Công tác quản lý của Ban giám hiệu:
Tính chủ động, sáng tạo, trong lãnh đạo quản lý chưa thật cao.
Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa thực sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.
2.4.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
Một số ít giáo viên, nhân viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu giảng dạy và công tác; tín nhiệm với học sinh, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp còn thấp; khả năng chuyên môn hạn chế. Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên, nhân viên chậm đổi mới, hiệu quả giáo dục chưa cao.
Trình độ ngoại ngữ còn thấp, đây là trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận những cái mới của khu vực và trên thế giới.
Việc tự học, tự bồi dưỡng còn có nhiều hạn chế. Cập nhật thông tin, tri thức trên các phương tiện truyền thông còn yếu, đặc biệt là tìm kiếm trên mạng internet.
2.4.3. Chất lượng học sinh:
Chất lượng chưa đồng đều, một bộ phận học sinh chưa xác định được động cơ học tập và rèn luyện đúng đắn, còn thường xuyên vi phạm nội qui. Học sinh mũi nhọn còn hạn chế.
2.4.4. Cơ sở vật chất:
Chưa đồng bộ và hiện đại; phương tiện, thiết bị, dụng cụ phục vụ dạy và học còn cũ và thiếu. Diện tích chật hẹp, diện tích sân chơi cho học sinh còn hạn chế. Trường nằm sát đường giao thông nên dễ bị ô nhiễm tiếng ồn.
2.5. Thời cơ và thuận lợi.
Đảng và nhà nước rất quan tâm đến giáo dục thể hiện qua việc ban hành các nghị quyết liên quan đến giáo dục như: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Năm 2020 là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
- Hà Đông là Quận của thủ đô Hà Nội - trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước. Tốc độ tăng dân số cơ học cao nên nhu cầu học sinh giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng
- Nhà trường nằm ở Quận Hà Đông - nơi có nhiều Học viện và trường Đại học như: Học viện Chính trị Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Y dược học cổ truyền, Học viện An ninh nhân dân, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Hà Nội,…
- Nhà trường đã có bề dày truyền thống trên 34 năm, đã có sự tín nhiệm của các thế hệ học sinh, cha mẹ học sinh trong khu vực và vùng lân cận. Trong nhiều năm liền luôn là đơn vị đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.
- Nhà trường được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành của Quận và Thành phố.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu đổi mới và hội nhập.
2.6. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao với nhà trường về chất lượng giáo dục của học sinh, CMHS và xã hội trong thời kỳ hội nhập; thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN, Với Hàn Quốc, với các nước EU, Hiệp định xuyên thái bình dương TTP.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Yêu câu về đổi mới “căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” theo nghị quyết 29 của BCHTW khóa XI tạo áp lực lớn đến các nhà trường và ngành giáo dục.
- Các trường THPT trên địa bàn cũng không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường.
2.7. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc. Xây dựng nền nếp làm việc khoa học trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
- Ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lý.
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.
-Triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tạo nhiều hoạt động giao lưu để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà nhập. Tăng cường trao đổi, hợp tác và tư vấn nghề cho học sinh.
- Quản lý nhà trường theo bộ tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông
II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA NHÀ TRƯỜNG:
1. Tầm nhìn:
Là một trong những trường THPT không chuyên thuộc tốp trung bình phải vươn lên trở thành trường tốp đầu của thành phố để học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, sẽ là nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên
2. Sứ mệnh:
Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân.
3. Hệ thống giá trị cơ bản
- Tính trung thực;
- Đoàn kết, hợp tác;
- Tính trách nhiệm;
- Lòng nhân ái;
- Tính sáng tạo;
- Khát vọng vươn lên.
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu chung: “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”
Xây dựng và củng cố danh hiệu trường chuẩn quốc gia, có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại..
2. Mục tiêu riêng.
Giáo dục và giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông; biết cách giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học; có ý thức tự giác, thật thà, thân thiện, hoà nhập và chia sẻ; có phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc và hiện đại.
3. Mục tiêu cụ thể:
3.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũ nhà giáo, nhân viên là 92. Trong đó Ban giám hiệu có 4 đồng chí, nhân viên 10 người.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 95%.
- Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính phục vụ cho giảng dạy và học tập.
- Số tiết dạy sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin > 50% .
- Có trên 40% giáo viên có trình độ Thạc sỹ.
- Phấn đấu 100% các bộ môn có giáo viên đạt trình độ Thạc sỹ.
3.2. Học sinh:
* Qui mô:
+ Lớp học: 42 lớp
+ Học sinh: 1890 học sinh
* Chất lượng học tập, rèn luyện:
+ Xếp loại đạo đức khá, tốt: trên 98%; học sinh được trang bị kỹ năng sống cơ bản, tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện;
+ Trên 85% học lực Khá, Giỏi (trong đó 25% Giỏi);
+ Học sinh có học lực yếu, kém: dưới 0,5%;
+ Học sinh lớp 12 TNTHPT quốc gia: trên 95%;
+ Thi học sinh Giỏi Thành phố đạt nhiều giải cá nhân
+ Thi đỗ đại học, cao đẳng: trên 80% (trong đó đỗ đại học trên 40%).
3.3. Cơ sở vật chất:
- Cơ sở vật chất đạt yêu cầu của trường THPT đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ dạy-học nhằm nâng cao hơn chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
- Từng bước bổ sung phòng học chuyên môn, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất khác theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
- Xây dựng nhà trường: Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp – An toàn, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
4. Phương châm hành động:
“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường” !
“Tất cả vì học sinh thân yêu” !
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trong giáo dục học sinh:
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản
Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Các Phương pháp dạy học kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại như :...Sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại. Các phương pháp mới như:
1- Khảo sát, điều tra;
2- Thảo luận: thảo luận nhóm, thảo luận nhóm ghép đôi, thảo luận chung toàn lớp;
3- Động não;
4- Tranh luận;
5- Báo cáo (chuẩn bị báo cáo, xây dựng báo cáo, thuyết trình trước tập thể lớp), …
6- Phương pháp dạy hoc theo dự án,
7- Phương pháp dạy học tổ chức trò chơi,
8- Phương pháp dạy học đóng vai
9- Phương pháp nghiên cứu khoa học,
Sử dụng Phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh. Phương tiện dạy học và Phương pháp dạy học có sự thống nhất hữu cơ với nhau, hoà vào nhau ở một số khía cạnh nào đó. Phương tiện dạy học là hình ảnh kép của Phương pháp dạy học. Bên cạnh các Phương tiện dạy học truyền thống như tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ, sơ đồ, sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, mô hình, hiện vật,… là những thiết bị kỹ thuật hiện đại trong dạy học như: phim video giáo khoa, máy chiếu Overhead, máy vi tính, Projector, …
Phối hợp các hình thức dạy học một cách linh hoạt: Dạy học trong lớp như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp; dạy học ngoài lớp như tham quan, khảo sát, ngoại khoá…
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học; bám chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh qua nhà trường, thông qua cha mẹ học sinh và sự tự đánh giá lẫn nhau của học sinh
Tích cực bồi dưỡng học sinh khá, giỏi; phụ đạo học sinh yếu; ôn tập, chuẩn bị kiến thức cho học sinh tham dự thi THPT Quốc gia chu đáo, đạt hiệu quả cao.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên.
Trong điều kiện cho phép sẽ tuyển bổ sung đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên đảm bảo chất lượng tốt, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo.
Hàng năm xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chú trọng đào tạo nâng chuẩn; mở các lớp bồi dưỡng tại đơn vị và khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.
Tổ chức thi Giáo viên dạy giỏi, nhân viên thiết bị giỏi, nhân viên thư viện giỏi cấp trường. Tích cực tham gia các hội thi cấp Cụm trường và Thành phố; tích cực giao lưu học hỏi các đơn vị điển hình trong và ngoài thành phố,... nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lưc sở trường. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ.
Xây dựng nhà trường đạt chuẩn cơ quan văn hoá, thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn
3. Xây dựng Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ …
Thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa và phát huy tác dụng cơ sở vật chất hiện có; chú trọng xây dựng nhà trường “sáng, xanh, sạch, đẹp”.
Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
Tham mưu với các cấp để được đầu tư xây dựng bổ sung phòng học bộ môn, trang bị các phương tiện, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất khác hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Luôn bám theo chuẩn cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia để bổ sung cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia cho phát triển bến vững. Hướng tới xây dựng nhà trường ngày càng thân thiện, học sinh ngày càng tích cực.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất; kế toán, nhân viên thiết bị.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch cán bộ, giáo viên, nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, bộ môn tin học.
5. Huy động mọi nguồn lực để phát triển nhà trường
* Nguồn nhân lực:
Bao gồm toàn bộ lực lượng giáo viên, cán bộ, nhân viên với năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của từng người tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, là vốn quí nhất để phát triển nhà trường. Nhà trường cần có giải pháp tốt nhất để tập hợp, tạo cơ hội cho mọi thành viên của trường phát huy hết khả năng sáng tạo trong hoạt động xây dựng tin nhiệm của nhà trường.
* Nguồn lực tài chính:
- Ngân sách nhà nước hàng năm;
- Từ nguồn giảng dạy, dịch vụ của nhà trường;
- Nguồn lực từ gia đình học sinh, học sinh hàng năm;
- Nguồn lực từ Xã hội hoá giáo dục: Từ các thế hệ học sinh, phụ huynh học sinh của nhà trường; Các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường; Từ các doanh nhân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm yêu quý nhà trường,…;
* Nguồn lực vật chất hữu hình và vô hình:
- Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, thư viện, phòng làm việc và các công trình phụ trợ khác.
- Trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ giảng dạy, công nghệ phục vụ quản lý, giảng dạy, học tập, …
- Truyền thống và tín nhiệm trong giáo dục của nhà trường suốt 30 năm qua.
* Nguồn lực thông tin:
Là những dữ liệu đã được phân tích và xử lý để phục vụ cho việc ra quyết định hoặc giải quyết các nhiệm vụ nhằm phát triển nhà trường. Thông tin vừa là yếu tố đầu vào, vừa là nguồn dự trữ tiềm năng cho nhà trường.
Hệ thống thông tin bao gồm thông tin về mục tiêu, chương trình kế hoạch dạy học; về học sinh; về giáo viên; về các vấn đề tài chính; về cơ sở vật chất của nhà trường; về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương,…Thông tin xuôi và ngược; thông tin trên và dưới; thông tin trong-ngoài; thông tin ngang; thông tin vĩ mô, thông tin vi mô, …
* Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
6. Xây dựng “thương hiệu”:
- Xây dựng “thương hiệu”, tín nhiệm của nhà trường với xã hội;
- Xác lập tín nhiệm “thương hiệu” đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và Cha mẹ học sinh.
- Tích cực xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.
- Tiếp tục quảng bá logo; bài hát truyền thống; từng bước hoàn thiện bài giảng về truyền thống nhà trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục truyền thống của nhà trường bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. Xây dựng và đưa “quy tắc ứng xử” vào nhà trường để giáo dục học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên.
7. Quan hệ với cộng đồng:
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt với các tập thể, các cá nhân thuộc đơn vị bạn; các cơ quan, đơn vị kinh tế, văn hoá, chính trị-xã hội, doanh nghiệp ở địa phương,… để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương, khu dân cư để làm tốt công tác tuyên truyền thương hiệu, giáo dục truyền thống, …
8. Lãnh đạo và quản lý:
- Lãnh đạo toàn diện, ưu tiên cho những mục tiêu trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên.
- Đảm bảo chất lượng giảng dạy, các điều kiện phục vụ giảng dạy của nhà trường đạt theo quy định của trường chuẩn quốc gia.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược, xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm.
- Huy động ngày càng nhiều hơn nguồn lực của nhà nước và xã hội để tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh Tin học hoá tất cả hoạt động của nhà trường;
- Phân công trách nhiệm cụ thể, toàn diện các mặt công tác.
V. TỔ CHỨC, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
1. Phổ biến Kế hoạch chiến lược:
Tuyên truyền và xác lập nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến 2030.
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
Thông tin nội dung cơ bản của Kế hoạch chiến lược trên trang Website của nhà trường.
2. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá:
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược bao gồm Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng, bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn, các tổ trưởng tổ công tác, bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và cả tập thể ban chỉ đạo; Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều chỉnh Kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn triển khai thực hiện sát với tình hình thực tế của nhà trường. Có thể chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Năm 2020: Xác lập nền nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp.
Giai đoạn 2: Từ năm 2020 - 2021: Tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh cuả nhà trường là một cơ sở giáo dục mạnh của Thành phố, chất lượng